BUỔI HỘI THẢO TẠI TRỤ SỞ QUỐC HỘI HOA KỲ ĐÃ LÀM SÁNG TỎ NẠN BUÔN NGƯỜI VIỆT
Nạn buôn phụ nữ, trẻ em và đàn ông Việt là đề tài của một buổi hội thảo tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ do hai Dân Biểu Tom Davis (Đảng Cộng Hòa Virginia) và Jim Moran (Đảng Dân Chủ Virginia) điều hành, được tổ chức bởi Hội Cử Tri Việt Mỹ (VAVA, Inc.). Trong buổi hội thảo có một số diển giả lỗi lạc như Đại Sứ John Miller, một viên chức Mỹ, Trưởng cơ quan chống nạn buôn người, Cha Peter Nguyễn văn Hùng từ Đài Loan sang và ông Aaron Cohen, một cố vấn trở thành nhà hoạt động.
Nạn “xuất khẩu” và lối đối xử tàn tệ những “nàng dâu” Việt, cũng như những trẻ em và nhân công được mời, đang xảy ra ở những quốc gia như Đài Loan, Cao Miên, Mã lai, Tân Gia Ba, Thái Lan, Đông Âu và Trung Đông. Thảm họa này thường xảy ra với sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam. Các diễn giả trong buổi hội thảo đã tìm cách đưa ra những thí dụ của nạn bóc lột những người Việt bị bọn buôn người gạt gẫm. Cha Peter Hùng tường thuật những cố gắng của mình tại Đài Loan nhằm giúp đỡ các nạn nhân của bọn buôn người, gồm cả những phụ nữ non trẻ được đem bán đi bán lại cho các đàn ông Đài Loan, cuối cùng phải bị bắt giữ về tội nhập lậu. Cha Hùng tuyên bố đã có 3 nơi nương tựa do Cha thành lập ở Đài Loan và đã giúp được 2000 nạn nhân trong 3 năm qua và Cha đang tiếp tục giúp đỡ mỗi ngày các nạn nhân nào được nhận diện. Ông Cohen cũng thảo luận về trường hợp của cả ngàn thiếu nữ Việt Nam được bán sang Cao Miên để làm nghề mãi dâm, trong đó có cả trẻ nít mới lên 5, để phục vụ các nhu cầu tình dục của du khách ngoại quốc.
Đại Sứ Miller của Văn Phòng Bộ Ngoại Giao đặc trách theo dõi và chống nạn buôn người đã cho biết Chính Phủ Hoa Kỳ đã chi 95 triệu mỹ kim một năm để chống nạn buôn người, mà ông gọi là “chế độ nô lệ hiện nhật”. Đã có 17 triệu mỹ kim, trên tổng số, được trực tiếp cấp cho Bộ Ngoại Giao để giúp tài trợ các chương trình chống lại nạn buôn người này trên khắp thế giới. Mặc dù vậy, ông tuyên bố nước Mỹ đang chi khoản 10 lần nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới để chống lại nạn buôn người.
Sau phần trình bày, buổi hội thảo đà biến thành một cuộc thảo luận công khai trong đó có các thành viên, kể cả Đại Sứ Miller, bị hỏi dồn bằng những câu hỏi từ phía cử tọa gồm cả 100 người được tập họp trong Kim Ốc của Tòa Nhà Rayburn House Office. Một số người không đồng ý về việc gạt tên quốc gia Việt Nam ra khỏi “danh sách theo dõi” ( một lối chỉ định liên quan đến việc Bộ Ngoại Giao báo cáo hàng năm về nạn buôn người). Việt Nam được nâng lên một cấp trong bảng báo cáo năm 2005 do những nỗ lực chống nạn buôn người của quốc gia này. Số điểm thấp gán cho Việt Nam trước kia, đòi hỏi phải trừng trị những quốc gia nào không tích cực hoạt động để chống lại nạn buôn người trong xứ của họ và / hoặc đối với người dân của họ.
Đại Sứ Miller thừa nhận rằng đã có đầy đủ lý do để chúng ta tỏ ý bất đồng về vị trí của Việt Nam, nhưng ông cũng nhìn nhận rằng Việt Nam đã đệ trình một kế hoạch cấp quốc gia chống nạn buôn người và đã hợp tác với một vài nỗ lực quốc tế. Ông thừa nhận rằng những nỗ lực ấy đáng được khen thưởng nhằm khuyến khích Việt Nam tuân thủ, mặc dù vẫn còn nhiều điều cần phải bổ sung. Đại sứ Miller tỏ ý cám ơn những vị hiện diện đã có những cố gắng, nhân danh những nạn nhân Việt Nam, và ông yêu cầu họ cung cấp cho văn phòng ông, những tin tức liên quan đến các trường hợp cụ thể về nạn buôn người Việt cũng như về việc chính phủ Việt Nam có tuân thủ các chính sách mới được phổ biến hay không.
Có khoảng 20 vị lãnh đạo các tổ chức Phi Chính Phủ và Cộng Đồng trên toàn quốc, đa số người Mỹ gốc Việt, đã bảo trợ buổi hội thảo. Phải kể: Liên Minh Dân Chủ Việt Nam ở Boston, MA, Trung Tâm An Ninh cho Phụ Nữ và Gia Đình của Học Viện Dầu Hỏa Mỹ Quốc, ở Seattle, WA; Cộng Đồng Người Việt Arizona, ở Phoenix; Liên Minh Phụ Nữ Mỹ Á ở San Jose, CA; Ông Griffin Decker, một Cố Vấn ở Arlington, VA; Tạp Chí Bút Tre ở Chandler, AZ; Cao Trào Nhân Bản ở Virginia; Hội Nữ Sinh Gia Long ở VA; Ủy Ban Quốc Tế cho một Việt Nam Tự Do, ở Montreal, Canada; Trung Tâm Dịch Vụ Quốc Tế, ở Harrisburg, PA; Đại Hội Quốc Gia Việt Mỹ, W.DC; Hội Thi Sĩ Người Việt Hải Ngoại, San Jose, CA; Hội Phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại, San Jose, CA; Hội Nữ Sinh Trưng Vương, Virginia; Liên Hội Sinh Viên Việt Nam Bắc Mỹ, Chicago, IL; Hội Giáo Chức Việt Nam ở Westminster, CA; Ủy Ban Nhân Quyền Helsinki Việt Nam, VA và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Westminster, CA.
Các đại biểu trong buổi hội thảo đã đưa ra một số khuyến nghị cho chính phủ Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ và cho Cộng Đồng Quốc Tế. Các khuyến nghị này gồm có lời yêu cầu Việt Nam nên tăng cường công cuộc thi hành nghiêm nhặt các luật lệ chống nạn buôn người bắt đầu từ các viên chức chính phủ có liên quan đến nạn buôn người, tăng cường và cải thiện cách đối xử những nạn nhân và cung cấp một chương trình giáo dục tốt hơn cho phụ nữ và trẻ em ở vùng quê, nhằm giảm thiểu việc họ có thể bị mê hoặc bởi những lời đề nghị lừờng gạt của bọn buôn người. Những kẻ môi giới buôn người thông thường hứa hẹn với các phụ nữ non trẻ sẽ có việc làm tốt khi ra ngoại quốc khiến họ bị mắc bẫy làm nô lệ tình dục, không còn quyền hạn hay cơ hội để trở về quê nhà.
Căn bản của một số kiến nghị này là cái nhìn được nhấn mạnh theo đó chính phủ không nên đối xử các nạn nhân của bọn buôn người như là những kẻ phạm pháp, trái lại phải giúp đỡ họ để họ sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Các vị đại diện trong buổi hội thảo phần lớn lấy làm hài lòng về các nỗ lực chống nạn buôn người của chính quyền Hoa Kỳ, nhưng quý vị này còn khuyến nghị nên cấp ngân khoản nhiều hơn cho văn phòng Bộ Ngoại Giao để theo dõi và chống nạn buôn người. Họ còn thôi thúc Hoa Kỳ nên tỏ ra cứng rắn hơn đối với Việt Nam và các chính phủ khác để các chính quyền này hoạt động tích cực hơn trong việc áp dụng luật lệ chống nạn buôn người; cuối cùng họ kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ nên tiếp tục ủng hộ các hoạt đồng chống nạn buôn người của các tổ chức phi quốc gia.
Sau buổi hội thảo tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ, các vị đại diện cùng các ủng hộ viên địa phương đã tham dự một buổi dạ tiệc gây quỹ để giúp cho Cha Hùng có đủ phương tiện xây cất thêm những nơi nương tựa, được tổ chức tại nhà hàng Thần Tài ở Falls Church. Có khoản 450 thực khách đến dự. Cả hai buổi hội thảo và dạ tiệc đã được theo dõi đầy đủ để làm phóng sự bởi các đài Truyền Thanh, Truyền Hình và báo chí như Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America), Radiô Á Châu Tự Do, Truyền Hình Việt Mỹ, Truyền Hình Công Cộng Việt Nam, Radiô Công Cộng Việt Nam, Mạng Lưới Truyền Hình, Phát Thanh Saigon, và báo chí Việt địa phương và toàn quốc.
Hội Cử Tri Việt Mỹ (VAVA, Inc.) cũng như các vị đại diện trong buổi hội thảo hy vọng rằng trong năm tới sẽ có một buổi hội thảo nhằm ghi nhận cái ngày người Việt nạn nhân của bọn buôn người được công nhận ở cấp quốc gia. Chúng tôi hy vọng đến ngày đó, các vị đại diện sẽ trở lại mang theo những báo cáo về những tiến bộ đầy ý nghĩa nhằm cứu lấy mạng sống và danh dự cho một vài cá nhân trong số những nạn nhân bị lăng nhục một cách tàn bạo nhất mà cả thế giới được biết đến ngày hôm nay.