Skip to main content

SBTN-DC

Liên Hiệp Quốc Chọn Israel Hay Palestine

Tổng Thống Palestine, Mamoud Abbas, đã đề đơn yêu cầu Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, công nhận quốc gia ông là thành viên thứ 194.  Hiện nay, có năm quốc gia thuộc Hội Đồng Bảo An là Trung Quốc, Brazil, Liban, Nam Phi và Nga, đã tuyên bố ủng hộ.  Cần 4 phiếu nữa mới đủ số quy định thông qua, trong khi đó Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nigeria, Bosnia, Bồ Đào Nha, và Gabon, chưa cho biết ý kiến.  Còn TT Obama thì tuyên bố phản đối đề nghị nầy, và sẽ dùng quyền phủ quyết, nếu được đa số chấp thuận.
Tại sao vấn đề Palestine luôn bị phãn ứng mạnh trên thế giới từ ngàn xưa đến nay?  Ta hãy nhìn lại lịch sữ và liên hệ giữa Palestine và Israel.  Từ khi La Mã trục xuất người Do Thái ra khỏi Jerusalem hồi năm 70, thì những người Do Thái ở lại, quyết tâm phục quốc, còn phần đông đi tị nạn sống rãi rát trên thế giới.  
Vào năm 1971, chánh phủ Anh thành lập một quê hương cho người Do Thái tại Palestine, với sự ủng hộ của một số quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ.      Sau việc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ Hai, cộng đồng quốc tế giúp họ định cư tại Jerusalem.  Đại Hội Đồng LHQ, chia cắt Palestine ra thành hai quốc gia Á Rập và Do Thái, đặt dưới sự kiễm soát của LHQ năm 1947.  
Cộng Đồng Á Rập gồm Ai Cập, Syria, Iraq, Jordan, và Libya phản đối, và bạo lực nổ ra giữa các quốc gia nầy với Israel.  Cuộc chiến dành độc lập 1948-49, dẫn tới việc lãnh thổ Israel tăng 50%, vì  800,000 người Do Thái bị các nước Á Rập trong vùng trục xuất, còn 700,000 người Á Rập, thì sống trong các trại tị nạn do Cơ Quan Cứu Trợ và Lao Động LHQ thành lập tại Jerusalem.  
Năm 1950, Knesset, Quốc Hội Israel, thông qua Luật Quay Trở Về cho người Do Thái, nên cã ngàn người Do Thái gốc Yemen, cũng như hơn hàng trăm ngàn người từ Xô Viết, về Israel sinh sống.  Họ xây cất nhà cữa và lấn đất, và     Israel chiếm đống Bờ Tây, West Bank, và Dải Gaza Strip.  Vì thế, nhóm bạo lực khối Á Rập Intifada, và sau đó khối PLO, rồi sau nầy khối Hamas, nổi dậy và phá rối Israel không ngừng.  
Năm 1977, lần đầu tiên, TT Ai Cập Anwar Sadat, viếng thăm Thủ Tướng Menachem Begin ở Israel, và công nhận chủ quyền tồn tại của Israel.  Sau đó, TT Carter mời hai vị nguyên thủ, ký kết hiệp ước hòa bình giữa Ai Cập và Israel tại Hoa Thanh Đốn.  Nhưng Liên Đoàn Á Rập chống đối Ai Cập và cuối cùng, TT Sadat bị ám sát.
TT Bill Clinton tiếp tục nổ lực sống chung hòa bình giữa hai quốc gia, và mời TT Rabin của Israel và CT Arafat của Palestine, ký kết 1 hiệp định năm 1995.  Nhưng rồi, những phần tữ quá khích lại ám sát TT Rabin sáu tháng sau đó.  Cho nên cã thế giới, thấy là các cuộc thương thuyết không đem lại kết quả, và các cuộc đụng độ của những nhóm khủng bố, càng ngày càng gia tăng.  Mối thù ngàn năm giữa hai bên, Israel và Palestine, càng sâu đậm thêm.
Chừng nào những vấn đề then chốt, như 1) xây cất nhà cữa và lấn đất (settlements) của Israel, đã tăng gắp ba, bốn lần hơn lúc đầu, sẽ chấm dứt? 2) những cuộc đụng độ và khũng bồ giữa hai bên, sẽ được giãi quyết ra sao?, 3) Cộng đồng quốc tế Liên Hiệp Quốc, sẽ bị rạng nứt giữa hai phe ủng hộ và chống đối, khi biểu quyết cho Palestine vào làm thành viên hay không? 4) những trò chơi thương thuyết vừa đàm vừa đánh, đã kéo dài cã trăm năm qua giữa Israel và Palestine, sẽ bế tắc hay chừng nào mới được thông qua?  
Và, sau cùng, TT Obama phải dùng đòn chánh trị, chọn lựa giữa việc ủng hộ Israel, đễ giữ ghế TT trong kỳ bầu cữ năm 2012, mà phải làm ngơ trước những quốc gia vừa nổ lực tranh đấu, đễ đạt được tự do tại vùng Trung Đông, trong đó có Palestine.

© 2024 Jackie Bong Wright. Designed and Developed by Đỗ Mạnh Hùng.